Pages

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Chăn nuôi heo hiệu quả

Chăn nuôi heo giúp bà con cải thiện kinh tế một cách đáng kể. Cùng chia sẻ những kiến thức về chăn nuôi heo hiệu quả nhé.

1. Trước khi thả heo, bà còn cần vệ sinh sạch sẽ quét vôi nền chuồng để tẩy uế, diệt các mầm bệnh có thể xảy ra trong chăn nuôi heo. Nên chọn mua heo vào ngày mát, lúc sáng sớm hay chiều tối, thời gian vận chuyển càng ngắn càng tốt. Cho heo uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, pha cho uống Glucoza hay thuốc điện giải. Sau đó, tạo thói quen cho lợn đi đúng chỗ bằng cách hàng ngày quét dồn phân vào nơi quy định, tuyệt đối không được tắm cho lợn ngay.

 Chăn nuôi heo hiệu quả

2. Tạo môi trường chăn nuôi heo phù hợp với sự sinh trưởng
- Về nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của heo qua các giai đoạn:


Trọng lượng
(kg)
Nhiệt độ phù hợp
(0C)
Ghi chú
10 – 20
23 – 28
Nhiệt độ này là nhiệt độ không khí chuồng nuôi. Nền chuồng khô ráo không bị gió lùa.
20 – 40
20 - 23
40 – 60
18 – 23
60- xuất chuồng
17 - 21

Khi quá nóng, heo thở nhiều giảm ăn đi phân bừa bãi dẫn đến hậu quả tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, dễ mắc bệnh. Trong chăn nuôi heo, bà con có thể chống nóng bắng cách:
- Tạo thông thoáng chuồng nuôi, xây dựng chuồng trại hợp lý.
- Lợp mái bằng vật liệu cách nhiệt, mật độ phù hợp.
- Trồng cây xung quanh chuồng cản gió, chống nóng.
Khi nhiệt độ thấp: heo hay xù lông, nằm trùm lên nhau. Đi phân bừa bãi hay cắn tai, cắn đuôi nhau, tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao dễ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp. Nên phải che chuồng giữ cho nền chuồng khô ráo không ẩm ướt.

 Chăn nuôi heo cho hiệu quả kinh tế cao
 Mật độ chăn nuôi heo:


Trọng lượng
(kg)
Mật độ nuôi
(con/m2)
Ghi chú
10 – 20
3 – 3,5
Mùa đông có thể tăng mật độ nuôi lên 1 con cho 2m2.
20 – 40
2 – 2,5
40 – 60
1,5
60- xuất chuồng
1

3. Về thức ăn cho heo: bà con nên chọn thức ăn đậm đặc của các công ty thức ăn lớn như: CARGILL, HYDRO, phối hợp thêm cám, ngô, sắn…trên bao bì cám các nhà máy đã hướng dẫn pha trộn.

Nên đáp ứng nước uống đầy đủ cho loại lợn các lứa tuổi của lợn theo bảng sau:


Trọng lượng (kg)
Lượng nước uống (lít/con/ngày)
Mùa đông
Mùa hè
Dưới 7 kg
01
02
7 – 15
02
04
15 – 30
04
08
30 – 60
08
15
60 – xuất
10 - 15
19 -20

4. Phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi heo: Heo con: 21 ngày tiêm vacxin phó thương hàn. Từ 25-30 ngày tiêm vacxin Ecoli và dịch tả. Tới 60 ngày tiêm vaxin dịch tả lợn. Heo nuôi thịt: 3 tháng tiêm vacxin dịch tả và tụ dấu.
Khi heo có biểu hiện bị mắc bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc cán bộ khuyến nông đến kiểm tra, chữa trị.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Kỹ thuật chăn nuôi heo

Chăn nuôi heo ở nước ta đã phát triển rất lâu và cho đến nay so với các ngành chăn nuôi khác như: trâu, bò, gia cầm, thỏ…thì chăn nuôi heo góp phần đáng kể cho đời sống kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn nuôi heo nói riêng. Thịt heo được sử dụng rộng rãi và là món thức ăn cung cấp đạm trong các bữa ăn hàng ngày của người dân, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm thực phẩm động vật.

Chăn nuôi heo hiệu quả

Chăn nuôi heo nên bắt đầu bằng việc chọn giống:
- Giống heo kiêm dụng thịt-mỡ (tỷ lệ nạc từ 38% đến 40%): nên nuôi heo lai F1 (giống heo Đại bạch lai với giống heo Móng Cái hoặc giống heo Landrace lai với giống heo Móng Cái). Để chăn nuôi heo thịt hiệu quả heo đực nên thiến lúc 2 tuần tuổi; heo cái nên thiến lúc 3 tháng tuổi.
- Giống heo nuôi hướng nạc (trên 50% nạc): Đây là giống heo ngoại thuần chủng như heo Đại Bạch, Landrace… Đối với giống heo này, heo cái không cần phải thiến vì đến tuổi thành thục thì cũng là đến thời điểm xuất chuồng.
Chọn mua con giống nuôi thịt: nên chọn những con da mỏng, lông thưa vừa phải, hồng hào, nhanh nhẹn, hoạt bát, mắt tinh nhanh, đuôi cong, trường mình, mông, ngực và vai nở; bụng thon, chân thanh, vững chắc.

Kỹ thuật chăn nuôi heo:

Về chuồng trại: chọn nơi khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nền chuồng làm bằng vật liệu cứng, dốc 2% về phía rãnh chuồng. Hố chứa phân phải có nắp đậy. Mái chuồng nên làm bằng vật liệu chống được nóng như: lá cọ, lá mía, rơm, rạ. Nếu lợp bằng tôn hoặc Fibrô-ximăng thì phải làm cao hơn để chống nóng. Có phên che chắn cơ động; ngày nắng ấm mở thông thoáng, khi mưa rét che kín chống gió lùa. Nên trồng cây bóng mát quanh chuồng chăn nuôi heo. Trước khi nhập heo về nuôi và sau khi xuất bán heo đều phải sử dụng thuốc sát trùng hoặc nước vôi đặc tẩy uế chuồng, rãnh và hố phân.

Kỹ thuật chăn nuôi heo

Về thức ăn chăn nuôi heo: heo nuôi thịt có đặc điểm là sinh trưởng theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu chủ yếu phát triển về cơ, xương, tiếp theo là giai đoạn phát triển về nạc và sau cùng là giai đoạn tích luỹ mỡ. Từ những đặc điểm đó cần chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng.
- Giai đoạn heo con từ 61 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi (trọng lượng từ 15kg đến 30kg): Đây là giai đoạn heo con vừa cai sữa mẹ, hơn nữa nhu cầu phát triển cơ, xương cao vì vậy thức ăn cần nhiều đạm, khoáng, vitamin. Hỗn hợp thức ăn nên như sau: thức ăn tinh 78% (cám ngô, cám gạo,…), thức ăn giàu đạm 20% (đậu tương rang nghiền, bột cá,…), Prêmix khoáng 1%, Prêmix vitamin 1%. Chú ý vệ sinh sạch sẽ và cho ăn nhiều bữa trong ngày (4 bữa đến 5 bữa). Ngoài ra nên cho ăn thêm rau xanh (0,4kg đến 0,5kg/con/ngày).

- Giai đoạn từ 90 ngày tuổi đến 150 ngày tuổi (trọng lượng từ 31kg đến 61kg). Giai đoạn này thể vóc càng phát triển thì càng có điều kiện tốt hơn cho giai đoạn vỗ béo sau này. Vì vậy cần tăng cường cho ăn nhiều rau xanh và giảm bớt thức ăn giàu đạm. Sử dụng thức ăn tinh ở mức 82%, thức ăn giàu đạm chỉ cần 16%, Prêmix khoáng 1%, Prêmix vitamin 1%. Cuối giai đoạn này cần tẩy giun sán cho heo.
- Giai đoạn vỗ béo: Đây là giai đoạn tích luỹ mỡ, thức ăn chủ yếu là tinh bột. Tỷ lệ thức ăn giàu đạm cần 8%. Nên cho heo ăn hỗn hợp cám khô, càng nhiều bữa càng tốt. Cho uống đủ nước sạch, hạn chế vận động. Nếu là mùa hè thì chuồng trại phải thoáng mát, mỗi ngày cần tắm cho heo 2 lần. Về mùa đông phải giữ ấm cho heo.
 

Blogger news

Blogroll

About